Mảnh đất miền Trung- mảnh đất gắn với bề dày truyền thống của lịch sử dân tộc-, hun đúc từ nỗi khó nhọc của nhiều thế hệ để làm nên truyền thống lịch sư ûcủa làng xã Việt Nam. Trong Mảnh đất tình yêu(Nxb. Tác phẩm mới, 1987), qua việc tái hiện quá khứ của một làng ven biển miền Trung, toàn bộ lịch sử của làng chài Hiền An sống dậy, thấm đượm máu và mồ hôi của nhiều thế hệ:"Hết thời này sang thời khác, những con người bị phát vãng và lưu đày biệt xứ đã góp một phần nhỏ dân cư để tạo lập nên những khóm nhà thưa thớt đầu tiên bám vào các cửa sông cửa lạch. Rồi thôn ổ cứ đông đúc mãi lên...”.Đọc đoạn văn nằm ở phần mở đầu của tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu, người đọc ngỡ như còn phảng phất đâu đây hồn thơ của bà huyện Thanh Quan:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đa,ù lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
Trải qua thiên tai, giặc dã, qua lao độâng và đấu tranh, con người và làng xã miền Trung đã tồn tại và phát triển. Đời sống con người đã in dấu lên dáng núi, mạch sông, cửa biển, cồn cát: “Năm ngón chân con người tỏe ra mỗi ngày lại bắm vào mặt cát chặt hơn”. Thế hệ này kế tiếp thế hệ khác làm nên lịch sử của một vùng đất, để trường tồn như dải đất miền Trung đầy khắc nghiệt, trường tồn cùng lịch sử dân tộc.
2. Viết về con người miền Trung, Nguyễn Minh Châu tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm, dồi dào ấn tượng tươi mới. Cùng với cái nhìn sâu rộng có tính lịch sử về quê hương, quan tâm đến số phận con người, viết về những con người lam lũ, Nguyễn Minh Châu như sẻ chia cùng họ những đắng cay, ngọt bùi của kiếp người. Trong Mảnh đất tình yêu, tác giả viết về con người cụ thể của một vùng đất “ cái dải cát ven biển khúc ruột miền Trung” mà lịch sử hình thành về con người, làng mạc của vùng đất ấy không mấy xa lạ với chúng ta hôm nay. Tại làng Hiền An cửa, một quần cư điển hình của làng xã ven biển miền Trung chịu đựng thử thách của thiên tai đầy khắc nghiệt: “cứ chừng khoảng vài ba giáp trời đất lại vẽ lại bản đồ một lần...”. Thiên tai, giặc giã, đời sống lao động, đấu tranh và sinh họat để duy trì sự sống của mỗi người, mỗi gia đình và cả làng xã tạo nên ở mỗi con người, mỗi cảnh ngộ. Mỗi con người ở đâyđược tác giả thể hiện rất cụ thể, với hòan cảnh riêng, thân phận riêng. Có người suốt một đời vật lộn với sóng gió, với biển cả để kiếm ăn với sự cô độc “ như một cây cột buồm”. Đó là ông lão Bờ. Ông ngọai của bé Quy, từng trải hết một đời người, cho đến những năm cuối đời, gia đình ông là tập hợp của những con người và những số phận “đầu Ngô mình Sở”. Ông đã trải qua hai đời vợ nhưng cuối đời chỉ sống sót lại với ông đứa con gái nuôi và đứa cháu ngoại. Nhà văn thấu cảm với những hoàn cảnh, những tâm trạng của những con người không gặp may trên đường đời. Đấy là sự cô độc của mụ Điểm: “…từ khi chồng chết, mới 28 tuổi, mụ sống trong nếp nhà cha mẹ để lại như sống trong một nhà tu kín, mỗi năm giết đi một ít hy vọng vào hạnh phúc tương lai. Mỗi ngày nghe tiếng trẻ con cười nói bi bô bên nhà hàng xóm lại chợt thấy thèm thuồng. Mỗi đêm nghe những cặp vợ chồng nhà hàng xóm bàn chuyện làm ăn bên ngọn đèn, lại chợt chạnh lòng” . Ông cảm thông với nỗi khổ, sự mặc cảm của những người một thời lầm lỗi như lão Toan, như thím Hiệp, người phụ nữ “suốt đời đeo đẳng một số phận đàn bà đầy chua chát”. Cả những phút chạnh lòng và hay nghĩ của những đứa con mang dòng máu lai, những đứa trẻ ra đời vào những năm tháng chiến tranh tàn khôùc tại vùng đất này, như Hoa: “Rất hiếm thấy một cô gái bình thường mới 17 tuổi mà rất hay chạnh lòng và nghĩ nhiều như Hoa, nhất là hay nghĩ về mình”
Từ những cuộc đời, những con người sống thác cùng đất đai và biển khơi và lặng lẽ cống hiến cho đời, Nguyễn Minh Châu đã ví những cuộc đời nhọc nhằn, sự hy sinh thầm lặng đó như những con dã tràng với đức tính kiên nhẫn: “ Ông lão Bờ cùng với ông tôi, y như hai con giã tràng sau một đợt sóng biển, cuộc đời đã bị trời đất cuớp mất hết, chỉ còn lại cái tình yêu cuộc sống và hai bàn tay không ngừng làm lụng”
Hình ảnh này nói lên sự nghiệt ngã của thiên nhiên đối với cuộc sống con người miền Trung. Cũng bằng hình ảnh này, Nguyễn Minh Châu cắt nghĩa cho chúng ta hiểu vì sao trongMảnh đất tình yêu, Phiên chợ Giát, những con người cống hiến hết mình, dốc hết tâm lực và trí tuệ để bảo vệ cuộc sống, hạnh phúc của cộng đồng, ấy vậy nhưng họ vẫn bị ám ảnh về nỗi sợ. Khúng trong Phiên chợ Giát, ông ngọai của bé Quy, lão Bờ trongMảnh đất tình yêu, những người từng trải nhưng lại rất sợ “con sóng vô hình ập đến”. Đấây chính là kinh nghiệm sống của những con người ở một vùng đất thường xuyên bị thiên tai, giặc giã tàn phá, giết chóc, nên đã hình thành trong họ bản năng sống, bản năng tự vệ. Đối với thiên nhiên (biển cả, sông nước, mưa lũ), với những người có chút quyền hành (như ông chủ tịch Bời-Phiên chợ Giát), họ vừa thấy gần gũi, thân thuộc, nhưng cũng phải cảnh giác. Vì kinh nghiệm sống từ đời này sang đời khác thường xuyên nhắc nhở họ về nguy cơ cuộc sống bị tàn phá, của cải bị cướp bóc, con người bị tàn sát, đè nén, tất cả đã được ghi vào tiềm thức, nằm ở nơi sâu kín nhất - ở cõi tâm linh.
Qua hình ảnh con dã tràng, Nguyễn Minh Châu muốn khái quát sự hy sinh thầm lặng, đức tính kiên trì, chịu đựng gian khổ thử thách để xây dựng cuộc sống, bảo vệ sự sống, giữ gìn những nét truyền thống tốt đẹp của con người trên dải đất này. “Con dã tràng thật là vĩ đại, nếu nó chữa được cái tính cả sợ”
Viết về con người miền Trung, nhà văn cảm thông với nỗi nhọc nhằn cơ cực của những con người suốt đời gắn bó với đất đai, với làng xã “đã nghiền nát những con người ra rồi vắt lại theo cái hình thù đã có từ ngàn đời của nó”. Chắc người đọc khó quên ấn tượng về nhân vật Khúng trong Khách ở quê ra. Cái anh chàng nông dân lêu têu, có đầu óc “thích nổi tiếng”. Khúng lấy vợ bất chấp mọi sự thua thiệt của một anh trai tân, phải hứng chịu bao nhiêu lời chửi rủa của cả làng vì dám cả gan đem về nơi thờ thần hoàng “ một con đĩ chữa hoang”. Vì đói kém khúng phải đìu cõng vợ con rời làng đi khai hoang ở một vùng đất hoang vu chỉ có đá, tiếng chim “bắt tép kho cà” và lau sậy. Để cưu mang cả gia đình, Khúng không quản ngại mọi gian nan, khổ ải: “Hắn tranh chấp với rừng từng bước chân không phải chỉ trả giá bằng mồ hôi mà cả bằng máu. Ngày mới lên, hắn đã bị thương trong một lần máy bay ném bom đêm, giữa lúc hắn đang vãi lúa lốc” . Nếu như trong Mảnh đất tình yêu, cuộc sống phải đối chọi, phải đương đầu để sống đã biến những người dân xóm Bến Đá của vùng biển miền Trung phải kiên trì như con dã tràng, thì nơi rừng hoang của miền tây Nghệ Tĩnh, sự vật lộn giữa con người với thiên nhiên, với giặc giã đã biến Khúng thành kẻ “ y như một con bọ hung từ dưới lỗ chui lên: vừa đen, vừa gầy, vừa già, vừa xấu”. Một đời vật lộn với cái đói, cái nghèo, trọng cái thực nên gữa phố phường Hà Nội, đến thăm các di tích, Khúng rất ngỡ ngàng nếu không nói là thờ ơ trước các di tích, thắng cảnh (Khúng cho rằng, tháp Rùa thật không giống cái tháp Rùa trong bức tranh treo ở nhà). Lão xa lạ với bao sinh hoạt, cảnh sắc đô thị. Nhưng khi tiếp xúc với cái đời thương, với những nhu cầu tồn tại tự nhiên của con người như cảnh chợ búa ( ở chợ Đồng Xuân ), những cái ăn hàng ngày như hủ nước mắm, dúm muối, mớ rau, con cáv.v…, Khúng rất dễ dàng nắm bắt nó:“Làm con ngưới sống ở trên đời, anh nào cũng phải ăn cho nên xét cho đến cùng, ruột da đều giống nhau cả”
Sự chiêm nghiệm, triết lí về cuộc sống, về con người ở Khúng chỉ có được khi nhân vật suy ngẫm, sống với chính thân phận, cuộc đời của mình trong thực tại. TrongKhách ở quê ra, Khúng cho rằng, câu chuyện từ đầu cuộc rượu nói với Định về chuyện xô xát, cãi cọ, chuyện sinh đẻ có kế hoạch …, đều là “chuyện tào lao” cả. Nhân vật quay về sống với những điều chiêm nghiệm của bản thân. Cái được, cái mất, hạnh phúc và đau khổ trong đời, Khúng đã nghiệm thấy bên ly rượu nhà Định: “Phàm con người ta ở đời, có cái gì hơn người, sướng vì nó và chuốc lấy chua cay cũng vì nó?!”
Trong Cỏ lau, cái làm nên sự hấp dẫn của câu chuyện không phải là việc khắc phục mọi khó khăn, rắc rối trong khi đi tìm mộ các chiến sĩ đã hy sinh ở chiến trường Quảng Trị; cũng không chỉ là chuyện đôi vợ chồng vì chiến tranh phải tan vỡ hạnh phúc (vợ ngỡ chồng đã chết, chồng trở về từ chiến trường sau khi chiến tranh kết thúc thì vợ đã đi lấy chồng khác), mà chủ yếu là chuyện về thân phận con người của vùng đất bom lửa (Quảng Trị) đã đi qua hai cuộc chiến tranh, là những hy sinh mất mát cuộc đời người lính, người dân miền Trung cho độc lập, thống nhất của tổ quốc.
Mảnh đất tình yêu, Cỏ lau, Phiên chợ Giát là khát vọng về hạnh phúc, là sự trăn trở về số phận con người ở một vùng đất khắc nghiệt bởi thiên nhiên tàn khốc, bởi sự đổ nát do chiến tranh, giặc giã. Những trang viết đầy xúc động như thế, người đọc có thể bắt gặp không chỉ trong những truyện viết về con người miền Trung mà còn ở những truyện viết về con người ở mọi miền quê của đất nước như:Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê, Sống mãi với cây xanh, v.v…
Có lẽ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, những trang viết về người nông dân, người lính quê ở miền Trung hay sống và chiến đấu, xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh ở vùng đất miền Trung là những sáng tác hay nhất, hấp dẫn nhất. Nhà văn “đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm, dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống, bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấm áp”
Việc đào sâu suy nghĩ, nhận thức về thân phận con người ở một vùng đất đã làm cho nhân vật trong truyện của nguyễn Minh Châu trở nên tự do, độc lập một cách tương đối (như Bakhtin quan niệm). Nhân vật không trở thành “cái loa” phát tiếng nói của tác giả mà là một ý thức về bản thân đã được miêu tả thật sự. Nó hành động, trải nghiệm, suy nghĩ với chính thân phận mình. Điều này giải thích rằng, những con người trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu không chấp nhận một lối sống khác, một hình thức đời sống khác như Khúng trong Khách ở quê ra xa lạ với cuộc sống đô thị; Lực trong Cỏ lau ở lại vùng đất khai hoang, nơi có những ngôi mộ của người lính trẻ và bao đồng đội khác của anh, thì không có nghĩa là họ không chấp nhận sự tiến bộ xã hội. Vấn đề đặt ra là ở chỗ, làm sao sự tiến bộ xã hội phát huy được những mặt tốt, khắc phục mặt hạn chế, bảo thủ ở những con người như Khúng để sự tiến bộ xã hội không bỏ rơi những con người như họ- vốn đã cống hiến hết mình cho cách mạng, cho sự phát triển của cộng đồng dân tộc.
Sự sáng suốt, mẫn tiệp của Nguyễn Minh Châu chính là đã nhìn thấy phần con người đích thực trong con người qua những trang viết về con người miền Trung đầy cảm thông với đời tư, thân phận con người như đã trình bày ở trên.
3. Khám phá và phát hiện phẩm chất.con người là cảm hứng chủ đạo trong những trang viết về con người miền Trung của Nguyễn Minh Châu. Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, cảm hứng khám phá và phát hiện về phẩm chất con người đã tạo nên những trang viết xúc động, hấp dẫn người đọc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh rất nhạy bén khi phát hiện ra sức ám ảnh của người dân một vùng đất trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu:“Không hiểu sao tôi cứ bị ám ảnh mãi bởi hình ảnh những người nông dân vùng biển Nghệ Tĩnh của anh. Những con người chất phác, cục mịch, lực lưỡng như mọc lên từ sỏi đá, rồi nhờ sóng gió, bão táp mà luyện thành xương sắt, da đồng. Những con người như thuộc vào thế giới hoang sơ nào” . Sau năm1975, trong các tập truyện Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành, Cỏ lau, tiểu thuyếtMảnh đất tình yêu, phẩm chất con người miền Trung đã từng là nguồn cảm hứng mãnh liệt trong sáng tác của ông càng được khẳng định.
Đi sâu vào đời sống, sinh hoạt của con người miền Trung, Nguyễn Minh Châu phát hiện những phẩm chất được kết tinh qua lao động sản xuất và đấu tranh ở những con người bình thường. Quan tâm đến số phận từng con người, ngòi bút tác giả bao giờ cũng ưu tiên phần xúc cảm của mình cho sự gắn bó giữa con người với quê hương xứ sở. Sống ở một vùng đất, “những cơn sóng thần cứ vài ba giáp lại vẽ lại bản đồ một lần…”đã tạo ra tính cách con người:“Suốt cả một đời kiên nhẫn lụi hụi góp nhặt từng con ốc, con rạm, thế nhưng đức tính kiên nhẫn vẫn không thể đúc nên một con người suốt đời an phận, vẫn không làm nên chủ nghĩa đầu hàng” .Có lẽ nét tính cách của người dân Nghệ-Tĩnh được nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai khái quát lên: “Người Nghệ- Tĩnh can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan, tằn tiện đến cá gỗ” . không chỉ đúng vơi người dân Nghệ- Tĩnh mà hoàn toàn đúng với ngườøi dân miền Trung, mà Nguyễn Minh Châu một lần nữa lại tái hiện ở Mảnh đất tình yêu, Khách ở quê ra, Cỏ lau v.v...
Cuộc sống dạy cho con người phải tinh khôn hơn, phải dựa vào đất đai, vào biển cả để tồn tại. Không chỉ đơn giản vì kiếm cái ăn, tìm chỗ trú thân mà vì sống thác với biển khơi, với đất đai từ nhiều đời đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm:“Làng tôi, cái làng đánh cá lâu đời từ thời ông bà đến giờ, bao giờ cũng có những người lái thuyền tài giỏi, mang trong mình tất cả những khát vọng và trí khôn của cả làng để đi chinh phục biển cả” ]. Chẳng phải ngẫu nhiên ông già của vùng biển miền Trung đầy khắc nghiệt (ông ngọai của bé Quy trong Mảnh đất tình yêu), trong những ngày cuối đời, ông đã dặn dò Phan những lời, những kinh nghiệm rút ra từ suốt một đời chứng kiến hết mọi thăng trầm, gian nan của nghề sông nước. Ông khuyên con cháu phải biết thành tâm, kiên nhẫn tìm hiểu. Ông cụ dặn dò Phan: “Anh phải nên luôn nhớ rằng: nghề làm ăn của dân biển mình là nghề đấu trí, đấu lực với ông trời. Thò tay vào cái rốn bể để dò tìm cái miếng ăn đâu phải một việc dễ, có thể bất chấp trời đất được”
Con người của vùng đất này cũng là con người tình nghĩa. Tình nghĩa vì đất đai, làng quê đã chôn chặt bao kỷ niệm, trong đó có làng mạc của mình đang làm ăn đông vui bỗng nhiên mất tích, tổ ấm gia đình đang yên lành bị vùi sâu trong lòng biển. Vì thế, con người sống tình nghĩa với quá khứ: “Ý nghĩ đang lặn vào các từng nước sâu, vạch lối qua rong rêu và len lách giữa các từng rạn đáù của đáy nước, ông tôi đang tìm trở về với vợ con và các bà con trong thôn xóm từng làm ăn bên nhau ngày xưa]. Quê hương là tình sâu, nghĩa nặng: “Chao ôi có lẽ cho đến nhắm mắt, riêng đời Định vẫn còn mắc một món nợ với Khúng và với bố mẹ Khúng và nói chung với những người thân thích, ruột rà ở làng”
Những con người miền Trung giàu nghị lực, giàu lòng can đảm, tình nghĩa và cũng dồi dào tình cảm cách mạng. Những lão Khúng cần cù, lam lũ nuôi con và sẵn sàng mang con lên đường nhập ngũ. Những người như bà Điểm (Mảnh đất tình yêu) sẵn sàng nhận lấy cái chết để bảo vệ cán bộ cách mạng, như chị Khơi, như ông ngoại của bé Qui (Mảnh đất tình yêu), như Thai (Cỏ lau) là những người cưu mang cách mạng từ những ngày gian khó nhất. Tấm lòng của họ tiêu biểu cho tấm lòng của người dân đến với cách mạng bằng chính cái tình thương người và tình cảm cách mạng ở trong lòng mình:“Giá ngày ấy, giữa rốn địch lúc nào cũng đầy đe dọa nguy hiểm, cái tình thương người và tình cảm cách mạng ở trong lòng mẹ tôi và ông ngoại tôi thậm chí chỉ thiếu hụt đi một tý, lương tâm và lòng tốt của hai người thiếu hụt đi một tí, mỗi con người trở nên hèn nhát và vị kỷ, an phận hơn một tí- thì sẽ không bao giờ bố tôi tìm được chốn nương náu, và tất nhiên sẽ không bao giờ có tôi ở trên đời, cũng không bao giờ con người của vùng quê tôi biết đến những biến đổi củøa cách mạng. Bóng tối vẫn nguyên vẹn là bóng tối” .
Bên cạnh đức tính kiên nhẫn, lòng chung thủy, tình nghĩa, tình yêu thương con người, gắn bó với cách mạng, tiêu biểu cho bản chất của con người ở vùng đất khắc nghiệt này, Nguyễn Minh Châu đã phát hiện sâu hơn bản chất của con người miền Trung: kiên nhẫn mà không an phận, sự tần tảo chắt chiu theo phương châm: “cuộc sống là một sự nhặt nhạnh những con cá bé góp thành con cá lớn”. Chính vì thế mà qua bao gian lao thử thách, con người vẫn kiên gan, không bị biển cả, bão táp, đạn bom đè bẹp. Họ vẫn mang khát vọng vươn lên phía trước, hướng tới hạnh phúc, tự do. Qua nhân vật Khúng ( trong truyện Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát), Nguyễn Minh Châu đã làm nổi lên: “Mối quan hệ gia trưởng giàu chất thơ ấm áp và cơ sở đạo đức truyền thống của nó”
Trong môi trường sống gần như tự cung tự cấp, xã hội văn minh chỉ đến được qua cái đèn dầu hỏa, chiếc xe cải tiến và chiếc xe đạp ở vùng quê của Khúng và vùng kinh tế mới nơi Khúng đến đầu tiên. Thế nhưng trong cuộc sống và ứng xử hàng ngày, Khúng vẫn đặt gia đình, tổ tiên, giòng họ lên trên hết. Thử hỏi, nếu không yêu mến tổ ấm gia đình liệu Khúng có chấp nhận Huệ và đứa con hoang của cô ta không? Cả quảng đời của Khúng khi sống ở vùng kinh tế mới đã trả lời cho câu hỏi đó. Vì sự sống gia đình, Khúng đã bất chấp tất cả gian khổ và thiếu thốn, xây dựng tổ ấm cùng Huệ nơi vùng kinh kế mới. Khúng yêu thương tất cả các con ( trong đó có cả “nếp lẫn tẻ”) lúc thuận lợi cũng như lúc khốn khó, khi buồn giận cũng như lúc vui vầy. Tình cảm gia đình là nguồn an ủi thường trực trong cuộc đời của người nông dân này. Nét đẹp trong phẩm chất của những người như Khúng là sự hy sinh vì hạnh phúc gia đình, cho tương lai của con cái. Khúng sống tình nghĩa với bà con họ hàng, với đất đai quê hương, với những con vật cùng chia sẻ những vất vả trong công việc. Khúng có năng lực trù tính từ việc nhỏ đến việc to, có bản lĩnh và cá tính độc lập, táo tợn và gan góc. Có thể nói ở những người như Khúng cái thiện vẫn còn nguyên gốc. Nguyễn Minh Châu đã tìm thấy chất thơ ấm áp từ cuộc sống của người nông dân trong quan hệ cộng đồng: gia đình, họ hàng, làng xã. Từ họ tỏa sáng những nét phẩm chất cao đẹp góp phần làm nên giá trị văn hóa tinh thần của người Việt Nam hôm qua và hôm nay.
Chính quá trình đấu tranh để sinh tồn, cái bản chất không chịu thoái bộ, không chịu tha hóa trước bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống đã giúp những người như ông ngoại của bé Quy, Phan (Mảnh đất tình yêu), Thai (Cỏ lau ), như Khúng ( Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát) vượt lên hòan cảnh. Nó cũng khẳng định khả năng, sức mạnh, vai trò của con người trong tự nhiên.
Nói vậy không có nghĩa là Nguyễn Minh Châu chỉ nhìn thấy mặt tốt, mặt tích cực ở những con người như Khúng. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định sức khái quát của hình tượng nông dân của Nguyễn Minh Châu qua nhân vật Khúng là rất lớn.Ông đã phát hiện mặt trái, những hạn chế trong phẩm chất của người nông dân miền Trung này.
Trước hết, đó là quan niệm giản đơn về con người của Khúng, do không hiểu được những yêu cầu, những điều kiện để nuôi dạy và đào tạo một con người từ bé đến lúc trưởng thành với tư cách là một chủ thể. Người nông dân với cuộc sống tự cung tự cấp, tất cả đều trông vào sức lực của lao động giản đơn, của cơ bắp nên họ cần nhân lực lao động. Chỉ một lẽ thiết thực như vậy nên những người như Khúng bắt vợ phải đẻ: “Đẻ rồi nuôi, sợ gì ?, cái kho người nằm trong bụng vợ có đâu xa ?(...)Làm ra con người khó đếch gì?” phải “kiến tạo” những con người bằng da bằng thịt, tiếp tục phục vụ tận tụy cho cái cuộc sống vì “miếng cơm manh áo” .
Điểm thứ hai là, cuộc sống của những người nông dân như Khúng dựa vào kinh nghiệm và thói quen truyền lại từ nhiều đời nên không tránh khỏi cái nhìn thiển cận, luẩn quẩn với “ cái mặt dất ở dưới chân với mấy mảnh ruộng... thuộc sở hữu gia đình lão” Như Lê nin đã nói về người nông dân trong khi phê phán học thuyết của L.Tônxtôi:“Sự ngây thơ của họ, sự xa rời chính trị của họ, chủ nghĩa thần bí của họ, nguyện vọng của họ muốn xa lánh người đời “không chống điều ác”, những lời nguyền rũa bất lực của họ đối với chủ nghĩa tư bản và quyền lực của đồng tiền” Trong sự “ngây thơ”, “xa lánh người đời” của họ có cả ảo tưởng về tự do, có sức níu kéo của cuộc sống ngưng đọng, trì trệ. Trong Phiên chợ Giát, chi tiết:“ Từ rừng sâu con bò lại quay trở về gặp chủ nó...là sự thất bại “não nùng” của áo tưởng tự do của lão Khúng” .Người nông dân cũng dễ bị tha hóa, mặt bản năng, thực dụng dễ dàng trỗi dậy khi có cơ hội. Chẳng hạn hành động của con trai Khúng là Dũng dùng dao định hành hung người hàng xóm (trong một cuộc cãi vã chỉ vì đàn dê dẫm lên sào lúa nếp). Hay giấc mơ của Khúng mơ thấy chính lão dùng búa tạ bổ vào đầu con bò khoang- kẻ đã giúp lão suốt bao năm trời tạo dựng cơ nghiệp ở vùng khai hoang. Giấc mơ của Khúng có ý nghĩa tượng trưng:“Nguyễn Minh Châu đồng thời phác ra hai khả năng giới hạn của số phận nông dân. Người nông dân có thể trở thành một nạn nhân thảm khốc, đó là ý nghĩa của giấc mơ cuối cùng: “...Chính lão bị đánh bằng búa tạ, chính lão là con bò !... máu me đầm đìa...”. Và người nông dân cũng có thể trở thành hung thần - thậm chí hung thần đồ tể, đó là ý nghĩa của giấc mơ đầu tiên: "Kẻ nâng chiếc búa tạ lên đánh vào đầu con vật là lão chứ ai! Xét đến cùng, những “ùáùc ôn”, “Ăng ka”, cả những “cường hào mới” nữa phần lớn cũng từ nông dân mà ra. Nguyễn Minh Châu cũng đã từng giả định tên lính Pac-ti-đăng chĩa súng bắn chết Nam Cao có thể chính là Chí Phèo”
Từ sự am hiểu người nông dân vùng quê anh, với kinh nghiệm một đời văn, Nguyễn Minh Châu vẫn không hết ngạc nhiên về những con người rất gần gũi mà cũng rất “lạ” này: “Tôi thấy người nông dân lạ lắm – Anh nói- họ vừa tinh khôn vừa khờ khạo! vừa hào phóng vừa ích kỷ! vừa tinh ranh vừa dễ lừa! Họ đã đóng góp đến hết mình nhưng cũng bị bỏ rơi đến ghê gớm !”
Bằng việc khám phá sâu sắc mặt trái trong phẩm chất của nhân vật nông dân Khúng, Nguyễn Minh Châu cho thấy môi trường xã hội, việc giao lưu văn hóa, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật một cách đúng đắn sẽ rất có ảnh hưởng đến việc phát huy mặt tích cực ở người nông dân, để họ không bị “bỏ rơi” trong xu thế đô thị hóa, kinh tế thị trường hiện nay. Việc khôi phục lại những phong tục tập quán tốt, tạo ra cuộc sống yên vui, thanh bình nơi làng xã là điều kiện vô cùng quan trọng để phát huy cái thiện vốn nguyên gốc ở họ và hạn chế những nguy cơ làm tha hóa người nông dân trong xã hội hiện đại.
Từ những trang viết về con người và vùng đất miền Trung của Nguyễn Minh Châu, có thể nói được rằng, trong văn học hiện đại Việt Nam, chúng ta đã có một Tô Hoài của con người và núi rừng Tây Bắc, một Đoàn Giỏi của đất rừng và con người phương Nam, sau 1975, ta có một Nguyễn Minh Châu, nhà văn của con người và xứ sở miền Trung. Mảng truyện viết xứ sở và con người miền Trung của Nguyễn Minh Châu là bài ca về đất nước, về năng lực người. Cùng với thời gian, mảng truyện này góp phần khẳng định tư tưởng nhân văn của Nguyễn Minh Châu, chứng tỏ sự lịch lãm, am hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người của nhà văn.
Responses
0 Respones to "Người miền Trung trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu"
Đăng nhận xét